Đôi môi thường không phải là bộ phận cơ thể đầu tiên bạn nghĩ đến khi tìm kiếm các chỉ số cảnh báo sức khỏe. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng đôi môi và sức khỏe có mối liên hệ với nhau.
Môi khô, nứt nẻ
Tình trạng thiếu nước là nguyên nhân phổ biến khiến đôi môi khô và nứt nẻ. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra tình trạng khô môi. Theo hệ thống y học cổ truyền Ayurvedic của Ấn Độ, sự lo lắng, buồn rầu, hay tình trạng mất nước của cơ thể hoặc cảm lạnh có thể gây ra các vết nứt trên môi. Ngoài ra, môi khô cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến niêm mạc thực quản hoặc dạ dày.
Nứt nẻ ở cạnh môi
Theo tiến sĩ da liễu Mona Gohara, khi đeo niềng răng hoặc bị chảy nước bọt khi ngủ, vi khuẩn có thể tích tụ quanh miệng và gây nhiễm trùng, từ đó gây ra các vết nứt hình thành dọc viền môi. Tình trạng này có thể tăng nặng khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách. Do đó, khi phải đối mặt với tình trạng này trong thời gian dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thay đổi màu sắc đôi môi
Một đôi môi bình thường, khỏe mạnh thường có màu nằm trong vùng đỏ hồng đến nâu, điều này có thể thay đổi tùy thuộc vào màu da và các yếu tố khác của từng cá thể. Tuy nhiên, nếu môi chuyển sang màu xanh, mật độ ôxy trong máu của bạn đang có vấn đề.
Nếu môi chuyển sang màu “tím tái”, bạn có thể đang đối mặt với nhiều tình trạng bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến phổi hoặc tim. Nếu bạn nhận thấy có một vài đường mao mạch màu xanh lá cây quanh môi của bạn, đó là dấu hiệu của tình trạng máu lưu thông quanh gan và lá lách kém.
Ngoài ra, sự đổi màu của môi cũng có thể xuất phát từ sức khỏe gan, phản ứng dị ứng hoặc do thói quen hút thuốc quá nhiều.
Môi nhợt nhạt
Giống với đôi môi xanh và tím tái, trạng thái môi nhợt nhạt cũng liên quan đến tình trạng thiếu máu của cơ thể. Thông thường, da nhợt nhạt hoặc mất màu bất thường xuất phát từ việc lượng máu cung cấp cho da bị giảm. Tình trạng này có thể đến từ các chứng bệnh như thiếu máu do dinh dưỡng kém, thiếu vitamin, mất máu, tê cóng, ngất xỉu, lượng đường trong máu thấp, các vấn đề về tuần hoàn hoặc do một số bệnh mãn tính như ung thư và nhiễm trùng.
Để cải thiện tình trạng nay, bạn nên ăn thực phẩm giàu chất sắt như rau bina, trái cây sấy khô và bánh mì là một khởi đầu tốt để tăng lượng tế bào hồng cầu hoặc huyết sắc tố.
Nứt khóe môi
Các vết nứt ở khóe môi là dấu hiệu của tình trạng suy giảm khả năng miễn dịch và thiếu vitamin B. Khi sức đề kháng của cơ thể bạn bị suy giảm, nấm Candida albicans (một loại nấm thường xuất hiện ở da và quanh miệng) sẽ tấn công và phát triển quanh miệng và mép, từ đó gây nứt khóe môi.
Ngoài ra, nếu bạn không ăn đủ rau xanh, trái cây hay thực phẩm nguyên cám khiến lượng vitamin B giảm sút, môi cũng sẽ xuất hiện các vết nứt ở mép.
Nóng rát, đỏ môi, môi sưng tấy
Theo các chuyên gia sức khỏe, ngoài vấn đề nhiệt miệng, sự mất cân bằng tâm lý sẽ gây ra tình trạng quá tải cảm giác trong não, đồng thời, cảm giác này cũng truyền đến môi. Khi bạn đối mặt với các cảm xúc tiêu cực như cáu kỉnh, tức giận, ghen tị, oán giận, cáu kỉnh, môi của bạn cũng có thể bị sưng tấy và đỏ.
Ngoài ra, đôi môi đỏ cũng có nghĩa là cơ thể bạn đang bị quá nóng. Tình trạng này đôi khi đến từ việc gan bị rối loạn chức năng, dẫn đến việc giải phóng nhiệt trong cơ thể. Bên cạnh đó, đôi môi đỏ và sưng còn là dấu hiệu do phản ứng dị ứng. Đặc biệt, nếu bạn bị sưng lưỡi, môi bỏng rát, nổi mề đay trên da hoặc ngứa cổ họng, đó có thể là dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng với đồ ăn hoặc do tiếp xúc với thứ gì đó. Trong trường hợp này, bạn cần tìm gặp các bác sĩ chuyên môn ngay lập tức.